Bí quyết cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh
Nhiều bạn muốn tự mình làm 1 cái hồ thủy sinh nho nhỏ cho riêng mình, nhưng thật sự không biết nên bắt đầu từ đâu. Vậy chúng ta cần phải làm gì?
Bài viết này, KEEN xin chia sẽ một số bước cho các bạn mới chơi, hy vọng các bạn sẽ thành công với thú vui tao nhã này nhé!
Hồ thủy sinh có nhiều loại, nhiều phong cách và cách chơi. Khi có đam mê các bạn sẽ tìm hiểu dần dần. Nên nhớ là mình set hồ cho chính mình ngắm hằng ngày nên mình thấy đẹp là quan trọng nhất.
1. Đầu tiên bạn phải biết được mình thích hồ thủy sinh phong cách gì?
- Như mình đã nói, hồ thủy sinh rất đa dạng, bạn suy nghĩ và lên google tìm hình hồ đẹp xem mình thích làm 1 hồ như thế nào.
Một số bạn thích hồ bonsai đơn giản, 1 số thích chơi rêu, ráy, dương xĩ, 1 số lại thích hồ cây phong cách Hà Lan, 1 số lại thích chơi lũa, đá…
2. Bắt đầu tìm mua hay tự dán hồ kính
Kích thước hồ thủy sinh phụ thuộc vào:
- Sở thích của bạn
- Số tiền bạn có thể dành làm hồ
- Chổ để hồ rộng ra sao (nên chọn nơi để hồ có nhiều người quan sát, chiêm ngưỡng, chổ chính bạn thấy và chăm sóc hằng ngày, nếu nhà có trẻ em thì cũng nên suy xét kĩ, né những nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp để tránh rêu hại)
- Cẩn thận cầu thang, nhiều bạn dán hồ xong không khiêng lên cầu thang được phải thanh lý
- Một số bạn chơi phong thủy, họ quan tâm đến size hồ
- Các bạn nên dán decal đen hoặc trắng ở mặt sau hồ để tạo chiều sâu, nhưng 1 số trường hợp muốn cho mọi người xem hết 4 mặt hồ thì không cần dán.
Một số gợi ý về kích cỡ hồ thủy sinh:
Hồ chơi thủy sinh thường không có kiềng, không có thủy mài, được mài cạnh bằng vi tính, dán dấu keo rất thẫm mĩ.
3. Chân hồ, tủ gỗ:
Sau khi bạn xác địch hoặc đã mua được hồ thì cần phải mua thêm chân sắt cho hồ. Sau đây là 1 số lựa chọn:
- Chân sắt 4, rẻ và chắc chắn nhưng không che được lọc, co2 và những dụng cụ khác.
- Chân sắt ốp gỗ cao su bên ngoài
- Chân sắt ốp sắt hay alu giả gỗ.
- Tủ gỗ ván ép: nên chơi với hồ kính thước từ 1m2 trở lại, chọn loại ván ép chống nước
- tủ gỗ cao su, các loại gỗ khác, riêng size 90 hay 1m2 trở lên thì nên có chân sắt bên trong tủ gỗ
- Chân sắt 2, 3 tầng cho anh em chơi nhiều hồ.
4. Bộ lọc nước:
Một hổ thủy sinh đẹp là hồ ổn định, nước trong vắt, cây cá khỏe mạnh. Bộ lọc của bạn đảm nhận công việc đó. Lọc hồ thủy sinh có những loại cơ bản sau:
- Lọc treo trên thành hồ: dành cho hồ nhỏ dưới 60 cm, gọn nhẹ
- Lọc vách trong hồ, loại lọc này rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhưng nó lại chiếm mất 1 phần diện tích hồ, gây thiếu thãm mĩ
- Lọc thùng ngoài: lọc này hiệu quả, thẩm mĩ và được ưa chuộng nhất.
- Khi mua lọc các bạn sẽ được shop hướng dẫn kĩ hơn cách sử dụng
- Lưu ý là bộ lọc này phải luôn chạy 24/24 nhé.
5. Đèn
Ánh sáng cực kì quan trọng trong thủy sinh. Kiến thức và thông tin về ánh sáng rất sâu rộng nên mình chỉ nói về những điều cơ bản dễ hiểu.
Đèn cho hồ thủy sinh thông dụng gồm: đèn huỳnh quang t8 (như bóng điện quang), t5 (nhỏ hơn chút và sáng hơn), đèn LED (sáng, tiết kiệm điện, mát), đèn cao áp metal…. Bạn có thể mua những đèn thông dụng này ở các shop thủy sinh và họ sẽ tư vấn thêm cho bạn về loại đèn phù hợp.
Có 1 điều về ánh sáng các bạn nên nhớ là: bạn càng dùng nhiều đèn, càng sáng thì hồ của bạn càng khó quản lý.
Thời gian chiếu sáng: thường là từ 8 đến 10 tiếng / 1 ngày. Nên để đèn liên tục phỏng pheo ánh sáng tự nhiên, tuy nhiên vẫn có thể chia ra ngắt quãng như: sáng từ 8 đến 12h, tắt đèn từ 12h đến 4h, bặt tiếp từ 4h đến8h tối (túy theo giờ bạn ngắm hồ)
Các bạn có thể gác đèn cao hơn mặt nước từ 10-30cm tùy cây cối trong hồ của bạn. Nếu chơi rêu, ráy, dương xí thì có thể gác đèn cao len cho đẹp và tỏa sáng tốt hơn.
>> có thể bạn quan tâm :bầu lạnh titan 3hp
6. Phân nền
Phân nền cũng đặc biệt quan trọng trong hồ thủy sinh. Hồ bạn có đẹp, nước có trong và ổn định, cây cối cá tép có khỏe không đều là do phần lớn nhiệm vụ của phân nền. Phân nền có nhiệm vụ làm ổn định hệ vi sinh, ổn định nước, các chỉ số dinh dưỡng, pH, kH, gH, tds… cũng do nền quyết định là chủ yếu.
Phân nền thủy sinh có 2 loại:
- Nền trộn từ đất, bùn, đất sét, gọi chung là nền trộn. Loại này thường giàu dinh dưỡng, rẻ tiền nhưng lại khó set hồ vì nó bẩn, nếu làm không kĩ sẽ bị xì lên gây đục hồ. Nền trộn phải được phủ ở trên 1 lớp sỏi dày 3 cm trở lên. Khi mua các bạn sẽ được người bán tư vấn liều lượng và cách sử dụng.
- Nền công nghiệp: loại này phù hợp với người mới vì set hồ dễ, sạch sẽ, không sợ bị xì (nếu không lót cốt nền ở dưới). Tuy nhiên giá cao hơn nền trộn.
Tuổi thọ trong bình của những nền trộn hoặc công nghiệp chất lượng lên đến trên dưới 3 năm nếu các bạn sử dụng hợp lý. Tuy nhiên nền công nghiệp các bạn có thể thanh lý khi lật hồ, còn nền trộn thì hầu như chỉ có thể vứt đi.
Hướng dẫn vệ sinh hồ thủy sinh. Xem thêm...
7. Bộ cung cấp khí Co2
Cây thủy sinh cần Carbon trong khí C để quang hợp, lượng Carbon có sẵn trong nước chưa thật sự đủ cho cây nên người chơi thường cung cấp khí Co2 vào hổ thủy sinh. Một số dung dịch cung cấp Co2 cũng có tác dụng it nhiều nhưng mình nghĩ hiệu quả của bình nén co2 sẽ rõ ràng hơn.
Hồ thủy sinh nên có co2 để cây cối căng đẹp và hạn chế rêu hại. Bình khí nén Co2 không hề nguy hiểm nếu bạn sử dụng đúng (không mua bình quá cũ, rỉ sét, không để trong phòng kín, phòng ngủ…)
Bình co2 có nhiều loại, loại thông dụng và rẻ tiền nhất vẫn là bình sắt loại 1,2,3 ,5,10kg.
Khi mua bình co2, các bạn phải mua thêm bộ đếm giọt, dây dẫn và bộ trộn co2 (nên dùng bộ trộn ngoài hồ sẽ hiệu quả hơn). Có thể dùng van điện để chỉnh tự ngắt co2 khi đèn tắt, hoặc đơn giản là để co2 24/24 cũng không sao.
Tùy số lít trong hồ và loại cây bạn có thể cung cấp mấy giọt co2 trong 1 giây. Hồ rêu thường chỉ cần 1,2 giọt /giây. Hồ cây thì nhiều hơn. Các bạn cân thận vì quá nhiều co2 trong nước sẽ gây chết cá tép.
Mời bạn xem thêm : máy bơm hồ cá lifetech AP8500
8. Lũa, đá, bố cục hồ thủy sinh
Sau khi lo xong vụ phân nền, các bạn nên nghĩ đến bố cục trong hồ. Các bạn có thể set hồ bằng lũa (những nhánh cây, gỗ chết mình cho vào để tạo bố cục ), hoặc đá (bố cục núi), hoặc kết hợp lũa đá, phong cách bonsai, phong cách hồ Hà Lan (chuyên chơi cây cắt cắm)…
Những loại lũa thông dụng gồm: Linh sam, đỗ quyên, trà rừng, red wood… với giá thành khác nhau. Khi mua lũa về bạn nên xử lý kĩ bằng cách ngâm nước vài tuần, hoặc luộc 1 2 lần, ngâm muối… để lũa chìm, không ra màu và bị mốc. Đá thủy sinh thông dụng gồm đá tiger, tai mèo, kẹp kem, trầm tích, đá Phan Thiết, đá đen Gia Lai…
Lũa đá đều được bán rộng rãi ở các shop thủy sinh.
Về bố cục mình nghĩ các bạn phải tự tìm hiểu và set hồ dần dần, bạn sẽ cảm nhận được thú vui này qua những hồ mình từng làm.
9. Rêu, dương xĩ, ráy, bucep, và cây thủy sinh
Đi kèm với bố cục là rất nhiều loại cây thủy sinh. Mình tạm chia thành 2 loại:
- Loại chịu ít sáng như rêu, dương xĩ, ráy: phù hợp với hồ ánh sáng vừa (từ 0,5 wat / 1 lít nước trở xuống), nước mát chút và dinh dưỡng trong nước không cần quá nhiều, co2 vừa phải.
- Loại ưa sáng như cây cát cắm, bucep..: đòi hỏi ánh sáng cao, co2 nhiều, dinh dưỡng mạnh để căng đẹp.
10. Timer
Một vật dụng cần thiết cho người chơi thủy sinh, dùng để cài đặt thời gian tự bật tắt đèn,co2… Các bạn newbie nên dùng cái này để giúp hồ nhanh ổn định hơn.
11. Quạt / chiller
Nếu ở những thành phố có thời tiết nóng thì bạn nên mua thêm quạt nhỏ cho hồ thủy sinh, hoặc nếu có điều kiện tài chính thì có thể mua máy làm lạnh nước chiller cho hồ thủy sinh.
12. Chăm sóc hồ / thay nước / rêu hại / bệnh của cá
- Một hồ thủy sinh đẹp phải được chăm sóc hầu như hằng ngày. Các bạn cố tập thói quen dành ra 5-10 phút hằng ngày ngắm hồ, chăm sóc hồ. Nếu bận rộn bạn nên chọn bố cục hồ rêu, dương xĩ để chơi, đỡ thời gian chăm sóc hơn hồ chơi cây cắt cắm.
- Thay nước là 1 phần không thể thiếu trong việc chăm sóc 1 hồ đẹp, 1 hồ mới set thường phải thay nước hàng ngày 30%, đến tuần thứ 2 các bạn thay nước 3 lần, mỗi lần 30% nước, tuần thứ 3 thì thay 2 lần, 30%, và qua tuần thứ 4 trở đi các bạn chỉ cần thay 30% nước 1 lần trong tuần. Đừng thay nước quá nhiều gây chết và thiếu hụt hệ vi sinh của lọc, dinh dưỡng cũng sẽ mất cân bằng nếu bạn luôn thay nước 50% trở lên, chưa kể đến việc cá tép vị sốc nước. Mỗi khi thay nước các bạn nhớ dùng dung dịch khủ chlo nhé, rất quan trọng.
- Nhớ không thay nước trong cùng ngày vệ sinh lọc nhé.
- Rêu hại là kẻ thủ của thủy sinh, 1 hồ thủy sinh ổn định, cây cối cá tép khỏe mạnh thì thường không hoặc ít bị rêu hại. Khi rêu hại phát triển trong hồ của bạn (thường là trong tháng đầu) là vì hồ bạn chưa ổn định, lượng co2 chưa đủ hoặc dinh dưỡng chưa cân bằng.
- Bệnh của cá: các loại cá nuôi trong hồ thủy sinh rất dễ bị nấm và chết cả đàn nếu bạn thả cá khi hồ chưa ổn định (thường là nên thả cá sau 1 tháng sau khi set hồ). Thuốc trị nấm, bệnh cá và cách dùng các bạn có thể nghiên cứu thêm trên google nhé.
>> Mời bạn tham khảo thêm : máy sủi oxy hồ cá resun gf750
13. Dinh dưỡng và phân nước cho hồ thủy sinh
Bạn cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng và phân nước cho hồ thủy sinh để những vật thể trong hồ có thể duy trì sự sống mãnh liệt.
14. Những item khác
Twinstars, sục oxi, lọc bio, lọc váng, nhiệt kế…
Bộ ức chế rêu hại twinstars: có hiệu quả nhưng không đáng kể (hiệu quả rõ rất khi dùng ngay khi hồ vừa set), cảm nhận cá nhân là không đáng tiền mua, các bạn có thể thử và trải nghiệm nếu muốn.
Sủi oxi và lọc bio: nên dùng cho hồ chuyên chơi tép
Lọc váng: 1 số hồ bị 1 lớp dầu váng lên mặt hồ, lọc váng này sẽ trị được vấn đề đó.
Nhiệt kế: có nhiều loại, nếu bạn cần biết thông tin nhiệt độ hồ thì nên mua, cũng rẽ tiền.
Hy vọng, những thông tin trên của KEEN sẽ mang lại sự hữu ích cho bạn!
Nếu bạn có nhu cần cần mua hoặc tư vấn về máy làm lạnh nước hãy bấm vào đây: MÁY LÀM LẠNH NƯỚC HỒ CÁ